Những ngày đầu vọc phá android, tôi loay hoay root tới root lui cái x10 của mình, làm thì được mà vẫn không hiểu nó là gì? Vì sao đối với android, Root là điều đầu tiên người ta hay nói đến trước khi chỉnh sửa hệ thống, custom rom, flash kernel? Root là gì? Vì cao cứ phải là ROOT?
Hãy tưởng tượng điện thoại bạn như là ngôi nhà nhưng mà chủ nhà lại không phải là bạn. Chủ nhà là người nắm giữ chìa khóa vào nhà kho, phòng tập thể thao, và két sắt. Còn bạn, bạn chỉ là người khách vào nhà dùng nước, ăn bánh và xem tivi, lâu lâu mang vài món đồ vào nhà mà không được sơn phết, xây thêm phòng cho căn nhà. Bạn đúng là có không gian riêng cho mình, nhưng không phải là tất cả mọi không gian thuộc về bạn.
Điều này thật phi lý và bất công, khi không trao cho người dùng khả năng điều khiển hoàn toàn chiếc điện thọai của họ. Đối với nhà sản xuất thì đây lại là 1 yêu cầu hiển nhiên đề phòng trường hợp người dùng vô ý phá hỏng hệ thống của chính họ. Tương tư khi nói về các hệ điều hành khác, iOS chẳng hạn luôn cần phải jailbreak để cài ứng dụng đã "thuốc", hay là Windows luôn hỏi tài khoản administrator khi chạy file hệ thống.
Chủ nhà ở đây chính là root thường được nói đến, chúng ta chỉ có thể là chủ nhà nếu chúng ta có tập lệnh "su" (viết tắt của Switch User) hoặc hack root có thể được hiểu đơn giản là chúng ta đưa tập lệnh "su" vào hệ thống theo đường dẫn "/system/bin/su" hoặc "/system/sbin/su" và trao cho mình quyền thực thi lệnh đó. Vì chỉ có root mới có thể thực thi mọi lệnh trên hệ thống nên phải hack root mới làm được điều này. Mỗi loại máy sẽ có một cách hack root riêng nên chúng ta sẽ không tiếp tục đi sâu vào phương pháp hack root.
Trước đây có bạn nói với tôi root của android thì cũng giống như là jailbreak của ios. Khi ấy tôi cho là đúng nhưng đến lúc này là chưa đủ. Sức mạnh của android là mã nguồn mở, là tính mở của nhân linux bên trong, là sức mạnh tổng hợp của nhiều phát triển viên. Root android không chỉ đơn thuần là để cài các phần mềm cần quyền root, mà còn có thể giúp chúng ta tiếp cận sức mạnh tiềm tàng bên trong thiết bị. Vì thế mà mỗi ngày có càng nhiều hơn các dòng máy android bị nhà sản xuất khai tử nhưng rom thì vẫn cứ up đều đều, rồi thì các tính năng đặc trưng như beats audio của HTC, bravia engine của Sony, dolby sound của LG, touchwiz của Samsung lại chạy được trên nhiều dòng máy khác. Phải chăng root là khởi đầu cho Android Phone của bạn.
Điều này thật phi lý và bất công, khi không trao cho người dùng khả năng điều khiển hoàn toàn chiếc điện thọai của họ. Đối với nhà sản xuất thì đây lại là 1 yêu cầu hiển nhiên đề phòng trường hợp người dùng vô ý phá hỏng hệ thống của chính họ. Tương tư khi nói về các hệ điều hành khác, iOS chẳng hạn luôn cần phải jailbreak để cài ứng dụng đã "thuốc", hay là Windows luôn hỏi tài khoản administrator khi chạy file hệ thống.
Chủ nhà ở đây chính là root thường được nói đến, chúng ta chỉ có thể là chủ nhà nếu chúng ta có tập lệnh "su" (viết tắt của Switch User) hoặc hack root có thể được hiểu đơn giản là chúng ta đưa tập lệnh "su" vào hệ thống theo đường dẫn "/system/bin/su" hoặc "/system/sbin/su" và trao cho mình quyền thực thi lệnh đó. Vì chỉ có root mới có thể thực thi mọi lệnh trên hệ thống nên phải hack root mới làm được điều này. Mỗi loại máy sẽ có một cách hack root riêng nên chúng ta sẽ không tiếp tục đi sâu vào phương pháp hack root.
Trước đây có bạn nói với tôi root của android thì cũng giống như là jailbreak của ios. Khi ấy tôi cho là đúng nhưng đến lúc này là chưa đủ. Sức mạnh của android là mã nguồn mở, là tính mở của nhân linux bên trong, là sức mạnh tổng hợp của nhiều phát triển viên. Root android không chỉ đơn thuần là để cài các phần mềm cần quyền root, mà còn có thể giúp chúng ta tiếp cận sức mạnh tiềm tàng bên trong thiết bị. Vì thế mà mỗi ngày có càng nhiều hơn các dòng máy android bị nhà sản xuất khai tử nhưng rom thì vẫn cứ up đều đều, rồi thì các tính năng đặc trưng như beats audio của HTC, bravia engine của Sony, dolby sound của LG, touchwiz của Samsung lại chạy được trên nhiều dòng máy khác. Phải chăng root là khởi đầu cho Android Phone của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét